Dropshipping là gì?
Trong thời đại 4.0 như hiện nay thì việc sử dụng các phương thức kinh doanh mới luôn là xu thế phổ biến nhất, một trong số đó là hình thức Dropshipping. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được Dropshipping là gì. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về loại hình này và những ứng dụng của nó qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
1. Dropshipping là gì?
2. Ưu nhược điểm của Dropshipping
3. Các loại hình đối tác
4. Các tiêu chí lựa chọn mặt hàng
5. 3 bước triển khai Dropshipping
Dropshipping là gì?
Dropshipping là một thuật ngữ chuyên ngành về thương mại điện tử được sử dụng những năm gần đây. Đây là một phương thức kinh doanh không cần kho hàng dự trữ cho các doanh nghiệp đồng thời bên giao hàng theo hình thức Dropshipping cũng được liên kết với các đối tác bên ngoài.
Dropshipping hiện nay thường được dùng với 3 bước cơ bản:
Bước 1: Nhà bán lẻ đại diện tư cách cho doanh nghiệp hợp tác với đối tác Dropshipping để sản xuất hàng hóa hoặc lưu trữ sản phẩm.
Bước 2: Khi có đơn hàng các đại lý bán lẻ sẽ tổng hợp danh sách rồi giao cho đối tác của mình thực hiện đóng gói hàng hóa theo thông tin đã cung cấp.
Bước 3: Dựa trên danh nghĩa của doanh nghiệp bán lẻ, Dropshipping sẽ giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng.
Loại hình Dropshipping này thu hút rất nhiều công ty bởi không cần mở xưởng sản xuất hay kho bãi lưu trữ hàng hóa mà doanh nghiệp vẫn hoạt động được bình thường.
Ưu nhược điểm của Dropshipping
Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của Droshipping là gì nhé:
Ưu điểm:
- Mô hình kinh doanh Dropshipping có rất nhiều ưu điểm. Cụ thể như sau
- Dễ dàng tham gia vào thị trường
- Không cần mất nhiều thời gian, chỉ cần vài thao tác là bạn có thể tham gia vào thị trường như tìm đối tác, lập website. Dropshipping là phương tiện ngắn nhất giúp doanh nghiệp bạn ra nhập vào cuộc đua kinh doanh thương mại điện tử.
- Chi phí setup doanh nghiệp thấp, không đáng kể
- Bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí ban đầu để xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị… theo mô hình kinh doanh truyền thống. Nhưng đối với mô hình Dropshipping bạn chỉ cần mua Domain, Hosting web, hoặc trả phí cho bên xây dựng website...là công ty bạn có thể hoạt động.
- Giảm bớt chi phí cố định
- Không cần có chi phí giống như kinh doanh truyền thống sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rất nhiều chi phí sản xuất khi lựa chọn Dropshipping.
- Công ty có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào
- Nếu bạn lựa chọn loại hình Dropshipping thì bạn sẽ không cần phải lo lắng xem nên hoạt động ở đâu vì hình thức này doanh nghiệp sẽ không cần dùng đến văn phòng, nhà xưởng hay công nhân sản xuất. Bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi nào mình muốn miễn là ở đó có kết nối internet.
- Hình thức kinh doanh Dropshipping có rủi ro thấp
- Doanh nghiệp không cần lo đến vấn đề tồn kho hay hư hỏng hàng hóa bởi hình thức này không cần có nhà xưởng hay hàng hóa có sẵn và tất cả đều được chuyển giao cho đối tác của bạn
- Bất kể hàng hóa nào bạn cũng có thể bán được
- Bạn chỉ cần tìm nhà sản xuất chất lượng là đã có thể kinh doanh bất cứ mặt hàng nào bạn muốn
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp có đủ thời gian và nguồn lực để phát triển
- Bạn có thể phát triển và mở rộng mạng lưới của doanh nghiệp vì không tốn chi phí ban đầu cho doanh nghiệp. Sử dụng vốn sẵn có để củng cố, hoàn thiện cho công ty mình.
- Không phải gánh rủi ro trong quá trình giao hàng
- Nếu bị hư hỏng, rơi vỡ, hay thất lạc trong quá trình vận chuyển thì trách nhiệm sẽ là bên đối tác của bạn.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm thì hình thức kinh doanh Dropshipping cũng có 5 nhược điểm sau:
- Lợi nhuận thu về thấp hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống
- Bạn sẽ thu lợi nhuận từ =1 sản phẩm bán ra sẽ ít hơn và cũng phải chia hoa hồng cho bên đối tác cao hơn vì họ chịu trách nhiệm sản xuất và giao hàng.
- Chịu trách nhiệm liên đới. Khi các hàng hóa giao đến tay người tiêu dùng có xảy ra sai sót, mặc dù công ty bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường nhưng với khách hàng thì hình ảnh công ty đã bị ảnh hưởng.
- Vấn đề thương hiệu khó kiểm soát
- Rất khó kiểm soát về chất lượng sản phẩm hay thời gian giao hàng nên đối với hình thức kinh doanh Dropshipping thì nan giải khó giải quyết nhất chính là vấn đề thương hiệu
- Cạnh tranh giữa các đối thủ với nhau là rất lớn
- Ra nhập thị trường rất dễ nên sẽ gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau
- Các vấn đề khác phát sinh
- Các bên sản xuất sẽ đòi hỏi chi phí khác nhau, vận chuyển hàng hóa cũng sẽ có chi phí cao hơn so với truyền thống đồng thời có nhiều rủi ro lớn trong việc không kiểm soát kho bãi.
Các loại hình đối tác
Trong Dropshipping, bạn có thể lựa chọn 3 loại hình đối tác chính đó là:
1. Manufacturer
Đây là đối tác tham gia sản xuất từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối của sản phẩm. Họ làm các công đoạn là Marketing và chốt đơn hàng khi bạn liên hệ hợp tác.
2. Dropship Supplier
Đây là đối tác nhập hàng từ nhà cung cấp khác. Sau đó, đóng gói và giao sản phẩm cho khách hàng
3. Dropship Aggregator
Là trung gian giữa bạn và các nhà cung cấp khác. Có thể thấy điểm yếu của Dropshipping là chi phí trong 1 đơn hàng được tính cao hơn nhưng trong các đối tác của nó thì Dropship Aggregator tính phí cao nhất.
Các tiêu chí lựa chọn mặt hàng trong Dropshipping là gì?
Để lựa chọn mặt hàng để bán phù hợp thì doanh nghiệp Dropshipping dựa vào các yếu tố như sau:
- Giá bán lẻ của sản phẩm
- Doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng nếu giá cả rẻ. Tuy nhiên do phải trả nhiều phí dịch vụ cho các đối tác nên lợi nhuận thu được cũng thấp. Nếu giá cao khách hàng đặt ít đi, phí dịch vụ cũng vẫn cao như vậy thì lợi nhuận cũng không cao. Vì vậy, bạn nên xem xét, tính toán giá bán lẻ của sản phẩm sao cho phù hợp.
- Kích cỡ, trọng lượng của hàng hóa
Đối với hình thức kinh doanh Dropshipping thì chi phí lớn nhất là vận chuyển hàng hóa. Vậy nên để tối đa hóa lợi nhuận thì bạn nên chọn sản phẩm có kích thước nhỏ, trọng lượng thấp.
- Lựa chọn sản phẩm có thể áp dụng được Cross-selling
Trong Dropshipping chiến lược này có nghĩa là với sản phẩm có biên độ lợi nhuận thấp ta sẽ chọn làm sản phẩm chính, sau đó thuyết phục khách hàng mua sản phẩm kèm theo với lợi nhuận cao hơn giúp cân đối chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Chọn các sản phẩm có thể bán theo chu kỳ
Kinh doanh các sản phẩm có thể lặp đi lặp lại quá trình mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận thu được. Ngoài ra có thể cùng cấp dịch vụ mua hàng dài ký cho khách hàng để giữ khách đồng thời tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
3 bước triển khai Dropshipping
Để tìm được thị trường triển khai Dropshipping cần thiết lập 3 bước sau:
- Bước 1: Phải xác định được trong ngành của bạn như cầu khách hàng như thế nào
Trong thời đại công nghệ thông tin, quan trọng nhất bạn cần kiểm tra xem số lượng khách hàng trong ngành mình như thế nào, các cụm từ từ kiếm trên Google hay cốc cốc có tần suất lặp lại lưu lượng là bao nhiêu. Bạn có thể dùng ứng dụng KWFinder hoặc Keywordtools để thực hiện việc này.
- Bước 2: Những yếu tố tức thời có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng
Bạn nên dùng công cụ listening là Google Trends để hiểu biết hơn về yếu tố tức thời của khách hàng giúp điều chỉnh hoạt động sản xuất hàng hóa và marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Bước 3: Xác định đối thủ cạnh tranh và nhận biết hướng kinh doanh của họ.
Tìm trên các trang web hay các trang bán hàng như Tiki, Shopee… để biết được đối thủ cạnh tranh cũng như chiến lược của họ để đưa ra phương hướng phù hợp với doanh nghiệp mình
Ngoài ra, cần xác định được khách hàng mục tiêu quá tiêu chí như đối tượng khách hàng của mình là ai? Doanh nghiệp, người tiêu dùng hay các tổ chức khác… Bên cạnh đó, cũng cần xem xét giới tính, độ tuổi, vị trí...của khách hàng mình muốn hướng tới
Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có cách nhìn tổng thể và bao quát nhất về hình thức kinh doanh Dropshipping là gì. Mô hình này rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít và nhiều tổ chức lớn nhỏ khác. Chúc các bạn tìm được hướng đi phù hợp và đúng đắn cho doanh nghiệp mình nhé!
Vận chuyển Trường Thịnh cung cấp dịch vụ: