Vận chuyên sài gòn quảng ngãi, tây nguyên
Vận Chuyển Quốc Tế đi Lào, Campuchia
Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc - Trung - Nam
Tin tức

Xe cơ giới là gì?

Ngày đăng: 19/10/2020 - Đã xem: 418

    Xe cơ giới là một thuật ngữ pháp lý chỉ phạm vi quy mô lớn đến các phương tiện giao thông lưu thông trên đường bộ hàng ngày. Vậy chính xác xe cơ giới là gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhé. 

    Xe cơ giới là gì?

    Xe cơ giới là tên gọi chung của các phương tiện giao thông đường bộ được lưu thông trên đường bộ và tiêu tốn nhiên liệu bao gồm:  xe ô tô, máy kéo, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại phương tiện tương tự khác.

    xe cơ giới là gì
    Xe cơ giới là gì

    Những lưu ý quan trọng khi điều khiển xe cơ giới là gì?

    Hiện nay, tần số xuất hiện của các phương tiện cơ giới ở Việt Nam , đặc biệt là các phương tiện cá nhân rất lớn. Mật độ này càng ngày càng có xu hướng tăng thêm. Để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình, chúng tôi xin lưu ý bạn một số vấn đề sau: 

    • Tuyệt đối tuân thủ theo các quy định về an toàn giao thông.
    • Không cố tình lạng lách, đánh võng, không làm chủ tốc độ khi tham gia giao thông. Rất dễ ra nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác. 
    • Chấp hành nghiêm túc các quy định về trang bị các thiết bị bảo vệ an toàn tính mạng khi tham gia giao thông theo khuyến cáo của cơ quan chức năng như: mũ bảo hiểm, giấy bảo hiểm xe ô tô, xe gắn máy, thắt dây an toàn đối với xe ô tô,...
    • Luôn đảm bảo khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông trên đường.  Khoảng cách này tùy thuộc vào tốc độ vận chuyển và địa hình đường bộ mà quy định những khoảng cách an toàn nhất định. Chúng dao động từ 35 đến 100m.
    • Tuân thủ các biển báo chỉ dẫn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện. Mỗi một loại địa hình, tuyến đường, kết cấu giao thông khác nhau sẽ được cơ quan có thẩm quyền đặt các biển báo nhất định để chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện giao thông. Nên bạn cần hết sức lưu ý tuân theo các biển chỉ dẫn để đảm bảo an toàn cho bản thân.
    • Hạn chế di chuyển vào những khu vực nguy hiểm, có điểm mù để tránh tối đa các trường hợp gặp nguy hiểm có thể xảy ra.
    Xe cơ giới lưu thông
    Xe cơ giới lưu thông

    Lý do khiến xe cơ giới dễ gây vi phạm giao thông

    Mật độ xe cơ giới ngày càng nhiều thì việc quản lý diễn ra ngày càng khó khăn. Chính vì vậy, đây là những phương tiện hàng đầu gây tai nạn giao thông tại Việt Nam. Nguyên nhân do đâu? đó là:

    • Khả năng điều khiển phương tiện giao thông của một số cá nhân còn chưa tốt, không có kinh nghiệm xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình điều khiển. 
    • Động cơ không được kiểm tra thường xuyên gây đến những dấu hiệu bất thường trong quá trình vận hành xe máy, vô tình gây ra những tai nạn đáng thương tiếc.
    • Vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, quá trọng lượng cho phép. Chính yếu tố này dễ gây ra nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện hay người đi đường cho hàng hóa rơi rớt trong quá trình vận chuyển.
    • Tốc độ vận chuyển quá nhanh, chậm hoặc thay đổi tốc độ đột ngột khiến thu nhỏ khoảng cách an toàn giữa xe với nhau hoặc không phản ứng được với những chướng ngại vật trên đường. Chính vì vậy, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông là điều có thể xảy ra. 

    Tốc độ quy định với xe cơ giới hiện nay

    Theo hướng dẫn mới nhất tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/20119 thì tốc độ quy định đối với xe cơ giới như sau:

    • Đối với những phương tiện cơ giới di chuyển ở khu vực đông dân cư:
    • Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kế cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khác thì tốc độ  không quá 40 km/h.
    • Các phương tiện khác: Tốc độ từ /h(đường hai chiều) và 60km/h (đối với đường đôi)
    • Đối với những phương tiện cơ giới di chuyển ở khu vực đông dân cư nhưng không phải trên đường cao tốc:
    • Xe ô tô con hoặc các loại xe khác có tải trọng dưới 3,5 tấn: tốc độ 80km/h đến 90km/h tùy vào đường một chiều hay đường hai chiều. 
    • Xe ô tô tải trên 3,5 tấn hoặc xe ô tô chở trên 30 người:  tốc độ 70km/h đến 80km/h tùy vào đường một chiều hay đường hai chiều. 
    • Xe buýt: tốc độ 60km/h đến 70km/h.
    • Xe kéo rơ moóc hoặc ô tô kéo xe khác,..: tốc độ 50km/h đến 60km/h.
    • Tốc độ quy định của xe cơ giới khi vận chuyển trên đường cao tốc:  Tốc độ không quá 120 km/h.

    Xe cơ giới vi phạm tốc độ bị xử phạt bao nhiêu?

    Người điều khiển phương tiện xe cơ giới nếu chạy quá tốc độ quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

    - Đối với ô tô:

    • Vượt quá tốc độ so với mức quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h: Người điều khiển xe chịu phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
    • Vượt quá tốc độ so với mức quy định từ 10km/h đến 20km/h: Người điều khiển xe chịu phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
    • Vượt quá tốc độ so với mức quy định từ trên 20km/h đến 35km/h: Người điều khiển xe chịu phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
    • Vượt quá tốc độ từ so với mức quy định trên 20 km/h đến 35 km/h:  Người điều khiển xe chịu phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

    - Đối với xe máy

    • Vượt quá tốc độ so với mức quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h: Người điều khiển xe chịu phạt từ  200.000 đồng đến 300.000 đồng
    • Vượt quá tốc độ so với mức quy định từ 10km/h đến 20km/h: Người điều khiển xe chịu phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng
    • Vượt quá tốc độ so với mức quy định từ trên 20km/h: Người điều khiển xe chịu phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

    Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn có thể chịu các hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

    Quy trình và điều kiện đăng kiểm cho xe cơ giới là gì?

    Đăng kiểm cho xe ô tô, xe tải là điều kiện bắt buộc phải thực hiện để có thể lưu thông trên đường bộ. Dưới đây là quy trình và điều kiện đăng kiểm cho xe cơ giới bạn cần biết: 

    • Bước 1: Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng kiểm

    Hồ sơ gồm: bản chính giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe, Bộ số sườn, số máy, giấy đăng kiểm cũ nếu thuộc trường hợp đăng điểm lại,...Ngoài ra, một số đơn vị còn yêu cầu xuất trình bản giao hợp đồng mua bán xe, tờ khai nguồn gốc nhập khẩu (nếu là xe nhập khẩu từ nước ngoài)...nhằm chứng minh nguồn gốc của phương tiện.

    Đăng kiểm xe cơ giới
    Đăng kiểm xe cơ giới
    • Bước 2: Nộp lên phí đăng kiểm: Có mức phí riêng cho mỗi loại phương tiện khác nhau. Ví dụ: Xe ô tô dưới 10 chỗ là 240,000 đồng; Xe ô tô tải trên 2 tấn đến 7 tấn là  320,000 đồng,...
    • Bước 3: Chờ đợi nhân viên đăng kiểm kiểm tra xe và các điều kiện an toàn, kỹ thuật của xe đã đảm bảo hay chưa và tiến hành đăng kiểm cho xe. 
    • Bước 4: Đóng các loại phí bảo hành đường bộ theo quy định của pháp luật
    • Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng kiểm và dán tem cho xe nếu là xe đăng kiểm lần đầu. 

    Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về xe cơ giới là gì và một số quy định của pháp luật về vấn đề liên quan sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho bản thân, cộng đồng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!

     

    CÔNG TY VẬN TẢI TRƯỜNG THỊNH

    Địa chỉ công ty: 654 Hồ Học Lãm, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Tphcm

    ĐT: 0944 269 289 hoặc 0914 269 289 hoặc 0942 269 289

    Email: vanchuyentruongthinh@gmail.com

     

    Tham khảo một số dịch vụ tại Vận chuyển Trường Thịnh:

     

    Bài viết khác

    banner
    Đối tác của vận tải trường thịnh