Vận chuyên sài gòn quảng ngãi, tây nguyên
Vận Chuyển Quốc Tế đi Lào, Campuchia
Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc - Trung - Nam
Tin tức

CO là gì?

Ngày đăng: 11/11/2020 - Đã xem: 867

    Hiện nay, kinh tế phát triển mạnh mẽ bởi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao. Nên sự lưu thông cũng như trao đổi hàng hóa giữa các nước ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, các cơ sở xuất nhập khẩu hàng hóa phải có các giấy tờ chứng nhận đầy đủ xuất xứ và thông tin rõ ràng về sản phẩm. Vậy nên, các đơn vị này sẽ dùng CO để làm điều đó. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể CO là gì? Có các loại nào? Khi nào cần xuất CO?...qua bài viết dưới đây:

    MỤC LỤC

    1. CO là gì?

    2. Phân loại

    3. Khi nào cần xuất CO? Ai là người thực hiện?

    4. Quy trình, thủ tục xin CO như thế nào?

    CO là gì?

    CO được viết tắt bởi cụm từ Certificate of Original là một loại giấy tờ do nước xuất khẩu đề ra nhằm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sản xuất và đủ điều kiện lưu thông trên thị trường xuất khẩu đồng thời giúp hàng hóa nhập khẩu vào các nước khác được dễ dàng, thuận lợi theo quy tắc xuất xứ và đúng trình tự về thuế quan.

    CO là gì?
    CO là gì?

    Phân loại

    CO có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có các quy định khác nhau, nhìn vào đó người ta sẽ dễ dàng phân loại. Cụ thể như sau có các loại CO sau:
    Form A: Là loại hàng Việt Nam được xuất khẩu sang các nước khác nhận được ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cho Việt Nam.
    Form D: Hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định CEPT xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.
    Form E: Hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN + 1 ( ASEAN - Trung Quốc). Có thể hiểu rằng đây là giấy chứng nhận hàng xuất khẩu qua các nước ASEAN, Trung Quốc hoặc ngược lại.
    Form S: Hàng Việt Nam xuất khẩu qua Lào được hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam - Lào.
    Form AK: Hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN + 2( ASEAN - Hàn Quốc) theo đó hàng hóa được xuất khẩu qua Hàn Quốc và các nước ASEAN  hoặc ngược lại.
    Form AJ: hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN + 3 (ASEAN - Nhật Bản) theo đó hàng hóa được xuất khẩu sang Nhật Bản, các nước Đông Nam Á hoặc ngược lại.
    Form GSTP: Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi GSTP khi xuất khẩu hàng hóa cho các nước có tham gia GSTP ( hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu).
    Form B: Hàng hóa được xuất khẩu sang tất cả các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định xuất xứ thì hình thức này không có ưu đãi.
    Form ICO: ICO là Tổ chức cà phê thế giới. Theo quy định thì các sản phẩm từ cà phê được thu hoạch tại Việt Nam đều được xuất khẩu ra tất cả các nước khác.
    Form Textile hay còn gọi là Form T: Là hàng hóa dệt may được xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam - EU.
    Form Mexico ( Anexo III): Theo quy định của Mexico sản phẩm dệt may, giày dép sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang Mexico.
    Form Venezuela: HÌnh thức này hàng hóa được xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của nước này.
    Form Peru: Hàng hóa được xuất khẩu sang Peru theo quy định của nước này.

    Mẫu giầy CO
    Mẫu giầy CO

    Khi nào cần xuất CO? Ai là người thực hiện?

    Khi nào cần xuất CO?
    Thông thường, Giấy chứng nhận xuất xứ cần xuất  khi tiến hành trao đổi, lưu thông hàng hóa với mục đích sau:
    Khi xác định được xuất xứ của hàng hóa, chúng ta có thể biết đó là loại sản phẩm được hưởng theo ưu đãi thuế quan nào để áp dụng cho hàng hóa và áp dụng theo chính sách, quy định của hiệp ước giữa các quốc gia.
    Việc xuất CO cần thiết để đẩy lùi các trường hợp phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá, chống phá giá sẽ rất khả thi khi biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
    CO cần xuất khi thống kê thương mại và duy trì hạn ngạch. 
    Người thực hiện xuất CO
    Theo quy định xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thì Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp CO ( giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu). Hiện nay, để thuận lợi cho việc này, Bộ Công thương thường cấp CO trực tiếp hoặc ủy quyền cho các đơn vị khác để thực hiện như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các ban quản lý khu chế xuất, các khu công nghiệp hoặc các tổ chức khác theo quy định.

    Quy trình, thủ tục xin CO như thế nào?

    Dưới đây là 6 bước thực hiện trước khi xin CO
    - Bước 1: Kiểm tra hàng hóa xem có xuất xứ  thuần túy phù hợp theo quy định không. Nếu không phù hợp ta sang bước 2.
    Bước 2: Theo quy định thì 4 hoặc 6 số đầu sẽ làm cơ sở xác định xuất xứ của hàng hóa, nên cần xác định được HS của sản phẩm xuất khẩu một cách chính xác.
    Bước 3: Cần xem xét các nước xuất khẩu hàng hóa với Việt Nam có được hưởng ưu đãi thuế quan GPS hay có FTA với Việt Nam hoặc ASEAN hay không. Nếu có ta chuyển sang bước sau.
    Bước 4: Kiểm tra xem hàng hóa xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến không đầy đủ theo quy định hay không. Nếu không thuộc danh mục đó ta sẽ chuyển qua bước kế tiếp.
    Bước 5: Để hàng hóa xuất khẩu được đảm bảo với ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất ta sẽ so sánh thuế suất để đề nghị cấp CO theo mẫu quy định.
    Bước 6: Kiểm tra chính xác lại xem hàng hóa có thông qua được quy định xuất xứ hay không.

    Mẫu giầy CO (2)
    Mẫu giầy CO (2)

    Thủ tục xin cấp CO

    - Bước 1: Đăng ký hồ sơ
    Đối với các đơn vị xin cấp CO lần đầu thì khi nộp đơn lên các cấp có thẩm quyền cấp CO cần phải có đầy đủ các giấy tờ như sau:
    Phải có mẫu chữ ký của người được ủy quyền và con dấu của người đề nghị.
    Giấy chứng nhận gốc hoặc bản sao có dấu đỏ giấy đăng ký kinh doanh.
    Có giấy đăng ký mã số thuế bản gốc hoặc bản sao đầy đủ theo quy định của pháp luật.
    Danh sách các cơ sở sản xuất nếu có của người đề nghị cấp CO.
    Hồ sơ của người đề nghị được cập nhật 2 năm 1 lần và mọi sự thay đổi trong hồ sơ phải báo lại cho các tổ chức cấp CO.
    Hồ sơ thương nhân được đăng ký ở đâu thì khi có sự cố phát sinh hay có việc sẽ được giải quyết ở đó.
    Nếu đã được cấp CO mà chưa có hồ sơ thì trong vòng 3 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực thương nhân phải sử dụng luôn hoặc hoàn thành đăng ký hồ sơ theo quy định.
    - Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
    Nhân viên trong cơ quan có thẩm quyền cấp CO sẽ nhận hồ sơ và kiểm tra đầy đủ. Đối với các trường hợp sau đây thì nhân viên sẽ thông báo cho thương nhân:
    Đạt yêu cầu và thời gian cấp CO cho thương nhân.
    Cần bổ sung chứng từ nếu còn thiếu có ghi rõ từng loại thiếu.
    Cần kiểm tra sai sót của chứng từ ( có nêu cụ thể chỗ cần kiểm tra).
    Từ chối cấp CO nếu không đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định.
    - Bước 3: Xuất CO cho thương nhân.

    Bài viết trên là đánh giá tổng quan về CO và những điều liên quan cần biết. Hy vọng sẽ giúp đỡ các bạn đang muốn tìm hiểu hay cần xin cấp CO. Chúc các bạn thành công!

    Tham khảo thêm:

    Chành xe chuyển hàng đi Yên Bái

    Chành xe chuyển hàng đi Gia Lai

     
    Bài viết khác

    banner
    Đối tác của vận tải trường thịnh