Vận chuyên sài gòn quảng ngãi, tây nguyên
Vận Chuyển Quốc Tế đi Lào, Campuchia
Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc - Trung - Nam
Tin tức

Giao thông tphcm ảnh hưởng như thế nào tới dịch vụ vận chuyển hàng

Ngày đăng: 29/12/2016 - Đã xem: 1940

           Có thể nói, hệ thống giao thông và dịch vụ vận chuyển hàng có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau, trong đó hạ tầng giao thông phát triển là tiền đề cho việc phát triển và cung ứng các dịch vụ vận chuyển tốt hơn. Hệ thống giao thông Tphcm đang là chủ đề, có những tác động tích cực tới việc phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nhưng đồng thời có những tác động tiêu cực, khiến các doanh nghiệp phải chịu chi phí vận chuyển cao hơn.

                  Dịch vụ chuyển nhà trọn gói tại quận Tân Phú

                  Dịch vụ chuyển xe máy đi Đà Nẵng

                  Dịch vụ vận chuyển hàng tết giá rẻ

            Giao thông đường bộ ở tphcm

           Hệ thống đường bộ của Thành phố Hồ Chí Minh dày đặc, có tổng chiều dài 4.044 km lớn nhất trong các đô thị ở Việt Nam. Ở khu vực trung tâm do được quy hoạch tốt thời Pháp thuộc và do mật độ đường cao nên hiện vẫn cơ bản đáp ứng được lưu lượng giao thông. Tại các quận quanh khu vực trung tâm và các vùng ven nội thành, tình hình giao thông thuộc loại xấu do ùn tắc thường xuyên. Nguyên nhân là tại các khu vực này đô thị phát triển tự phát, không có quy hoạch, đường được xây sau khi đã có dân cư.

    Ở khu trung tâm, các tuyến đường đô thị được kết nối với nhau theo mạng lưới tuyến đồng nhất, chạy theo hướng Đông sang Tây xuyên suốt từ Quận 1, 3 (Sài Gòn cũ) đến Quận 5 (Chợ Lớn cũ), như: Đường Trần Hưng Đạo, Lý Tự Trọng - Nguyễn Trãi, Xô Viết Nghệ Tĩnh - Nguyễn Thị Minh Khai - An Dương Vương, Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự, Võ Thị Sáu - Ba Tháng Hai. Chạy theo hướng Bắc - Nam có một số tuyến đường chính như: Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Sỹ, Cách mạng Tháng Tám - Trường Chinh, Lý Thường Kiệt, Âu Cơ.

    Từ cửa ngõ vào nội ô Thành phố có một số tuyến lớn như sau:Xa lộ Hà Nội - Điện Biên Phủ (phía Đông), Nguyễn Hữu Cảnh (phía Đông),Đại lộ Nguyễn Văn Linh(phía Nam), Phạm Văn Đồng (phía Đông Bắc) và Quốc lộ 13 (phía Đông Bắc). Trong đó các tuyến Xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh cùng Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt (thuộc dự án Đại lộ Đông - Tây),Kinh Dương Vương - Hồng Bàng (phía Tây), Trường Chinh (phía Bắc), được đầu tư đáng kể với hạ tầng vật chất, phân làn quy mô lớn, nút giao thông hiện đại.

    Giao thông đường bộ Tphcm

     

     

          Giao thông đường sắt:

          Thành phố là điểm kết thúc  Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) điều hành và hoạt động. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần va Sài Gòn Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách. Hiện tại, đường ray đi thẳng vào trung tâm thành phố qua nhiều điểm giao cắt

           Giao thông đường không:

    Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chỉ 5 km. Đây là sân bay lớn nhất Việt Nam và là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á, với hơn 25 triệu lượt khách đi và đến

     

     

    Bài viết khác

    banner
    Đối tác của vận tải trường thịnh